Suốt bốn thập niên qua , Trung Quốc từ con số 0 đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế công nghệ to lớn . Tuy nhiên theo đánh giá nền Công nghệ Trung Quốc : Gã khổng lồ trên đôi chân đất sét .
Xét về lĩnh vực khoa học công nghệ, đất nước đông dân nhất thế giới này đã làm thế giới kinh ngạc với thành tựu trong lĩnh vực hàng không không gian, công nghệ thông tin, quân sự…
Cả thế giới phải nhìn Công nghệ Trung Quốc với ánh mắt e dè và khâm phục.
Riêng đối với lĩnh vực công nghệ , Trung Quốc có thực sự là một gã khổng lồ hay hay chỉ là một gã không lồ rỗng toét . Nếu chỉ đơn thuần đánh giá qua việc các sản phẩm smartphone, laptop của Huawei, ZTE, Levono ngày càng chiếm thị phần áp đảo trên thị trường thế giới, người ta sẽ dễ dàng cho là có .
Sự thật thì sao, sau cú ra đòn bất ngờ của những ông lớn công nghệ Mỹ như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx Inc. Broadcom Inc… khi tuyên bố tạm dừng cung cấp phần cứng, phần mềm, dịch vụ với Huawei, ZTE, người ta mới nhận ra rằng nền công nghệ hùng mạnh Trung Quốc chỉ là một gã khổng lồ với đôi chân bằng… đất sét.
Khi Mỹ và các nước châu Âu vận động đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2001, họ nghĩ đơn giản rằng Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, sẽ tuân thủ luật chơi quốc tế và phương Tây sẽ có một thị trường tiêu thụ khổng lồ hơn tỉ dân. Nhưng rồi, tất cả đều vỡ mộng!
Trung Quốc thực hiện chiêu nhanh nhất và ít tốn kém nhất : Sao chép làm nhái của thiên hạ.
Để đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghệ, Trung Quốc thực hiện chiêu nhanh nhất và ít tốn kém nhất: Sao chép làm nhái của thiên hạ. Và người Nhật chính là nạn nhân đầu tiên. Từ đầu thập niên 1990 cho đến đầu thập niên 2000, những sản phẩm điện tử tiêu dùng nổi tiếng của xứ hoa đào mang thương hiệu JVC (Victor Company of Japan, Ltd), Kenwood (Kenwood Corporation), Panasonic, Pioneer đều bị các hãng Trung Quốc sao chép vô tội vạ và bán với giá rất rẻ để giành thị trường. Hậu quả là công nghệ điện tử tiêu dùng của Nhật đã sụp đổ tan tành, các hãng Nhật lừng lẫy một thời suýt nữa đi đến bờ vực phá sản.
Trung Quốc có cái may là nhờ luôn đi sau nên có thể hạn chế rủi ro thất bại. Họ rút kinh nghiệm từ những mô hình kinh doanh và phát minh sáng chế bị lỗi hay khiếm khuyết của người Mỹ để hoàn thiện nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và sáng tạo trí tuệ.
Dĩ nhiên, người Mỹ cũng không tránh khỏi là nạn nhân của khát vọng muốn phát triến kiểu “vừa nhanh vừa rẻ” này. Các thương hiệu công nghệ của Mỹ cũng bị sao chép làm nhái theo cách khá xấu.
Tất cả những gì liên quan đến công nghệ thông tin của Trung Quốc đều là copy theo sự sáng tạo của Mỹ: Baidu sao chép từ Google, QQ từ Gmail, WeChat từ Facebook và WhatsApp, Weibo từ Twitter, Tencent là một tập hợp sao chép từ YouTube, WhatsApp, TMall.com là mô hình sao chép từ Amazon, thanh toán điện từ AliPay là đồ nhái từ Visa và Master.
Nền công nghệ trung quốc, què quặt thiếu sự đầu tư bài bản
Vụ “ly hôn” giữa các đại gia công nghệ Mỹ và Huawei đã mang đến một bài học thấm thía. Đơn giản là nếu một người không thể tự lực cánh sinh mà lại trông chờ vào lòng hảo tâm của kẻ khác, thì một ngày nào đó khi bạn hóa thù, kẻ đó sẽ bị đối thủ triệt hạ không thương tiếc là điều chắn chắn. Qua sự việc trên, người ta mới nhận ra rằng Google, Intel, hay cả Facebook, Twitter nữa không phải những doanh nghiệp trung lập, đứng ngoài mọi tranh chấp chính trị, nhất là khi nó ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Bình thường thì sẽ chẳng có vấn đề gì nhưng khi cần nó sẽ trở thành những công cụ vô cùng lợi hại hay những đòn đánh hiểm trong chiến tranh thương mại mà suy cho cùng vẫn là chính trị.
Và, nó bộc lộ cái tử huyệt của một nền công nghệ chỉ ỷ lại vào sao chép, muốn cái gì cũng nhanh, nhiều, rẻ của Trung Quốc. Một nền công nghệ què quặt vì thiếu sự đầu tư bài bản, nghiên cứu công phu và đầu óc sáng tạo như của phương Tây. Bài học này cho thấy tư duy chụp giựt ăn xổi, đánh cắp chất xám, vi phạm sở hữu trí tuệ tuy giúp kiếm ra nhiều tiền nhanh thật đấy, nhưng đồng thời cũng là cái tử huyệt không có cách nào phòng vệ.
Nhưng, sự việc không chỉ dừng lại ở đó mà mức độ nghiêm trọng của nó còn lớn lao và sâu xa hơn thế nữa. Trung Quốc dù rất muốn không phụ thuộc vào Mỹ, nhưng cho đến nay toàn bộ máy tính của họ vẫn phải dùng CPU của Intel (cả siêu máy tính cũng thế), hệ điều hành Windows, thiết bị mạng cao cấp cho các đường trục chính (backbone) internet vẫn là mua của đại gia Cisco (Mỹ).
Nhưng quan trọng nhất là sự kết nối ra thế giới, toàn bộ giao dịch internet thế giới đều phải qua 7 hệ thống máy chủ gốc phân giải tên miền (Domain Name Root Server) là xương sống của mạng internet quốc tế. Và, tất cả đều được đặt ở… Mỹ, với sự bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt ngang với nhà máy điện hạt nhân. Trong trường hợp xấu nhất là bùng phát chiến tranh trên mạng internet thì Trung Quốc sẽ nhanh chóng bị Mỹ cách ly và vô hiệu hóa với thế giới còn lại. Tuy họ có lực lượng hacker đông đảo và tay nghề cao, nhưng bị “đày ra hoang đảo” kiểu này thì cũng đành bó tay.
Chuyên sao chép và đánh cắp công nghệ của Trung Quốc phải trả cái giá vô cùng đắt đỏ
Ngược lại, xét trường hợp của Nhật và Hàn Quốc sau Thế chiến hai, vùng lãnh thổ Đài Loan thuở ban đầu, xuất phát điểm của họ cũng tương tự như Trung Quốc. Nhưng họ có chiến lược đường dài hợp lý: trước mắt tạm thời sao chép để thúc đẩy kinh tế. Nhưng, khi đã được bước phát triển nhất định, nỗ lực học hỏi và tiếp thu những kiến thức Tây phương để xây dựng một nền công nghệ tự lực, đi lên bằng chính đôi chân mình. Nhờ đó, các nước phương Tây phải nhìn họ với ánh mắt nể phục và phải đặt mua những linh kiện điện tử đưa vào sản xuất sản phẩm của mình. Ví dụ; điện thoại iPhone dùng chip xử lý A-series của TSCM (Đài Loan), RAM và pin của Samsung và LG (Hàn Quốc), camera, màn hình, bộ nhớ flash của Sharp (Nhật) và LG (Hàn Quốc)… Còn Trung Quốc? Họ chỉ gia công lắp ráp và cung cấp một ít linh kiện phụ trợ rẻ tiền như vỏ, ốc vít, keo dán và… nhân công.
Nếu nền công nghệ Trung Quốc đi lên bằng chính nỗ lực của họ thì dù có biến động thế nào đi nữa, cũng sẽ không bị lâm vào cảnh lao đao với điển hình cụ thể là Huawei, ZTE, Levono của Trung Quốc. Suy cho cùng thì chiến lược phát triển phát triển thần tốc, chuyên sao chép và đánh cắp công nghệ của Trung Quốc phải trả cái giá vô cùng đắt đỏ là đều dễ hiểu .