Hóc xương là tai mà chắc hẳn ai cũng đã từng gặp phải khi ăn cá. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà việc hóc xương cá đôi khi còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu không được chữa kịp thời. Cùng xem các cách khắc phục hóc xương dưới đây nhé.
Chữa hóc xương bằng cam/chanh
Người bị hóc xương cá nên ngậm trong miệng 1 miếng vỏ cam hoặc miếng chanh. Vỏ cam và chanh sẽ làm xương cá mềm và tan vào nước bọt. Lưu ý: nên bóc sạch hạt chanh để tránh nuốt hạt vào bụng.
Chữa hóc xương bằng vitamin C
Ngậm 1 viên vitamin C cũng là cách hay khiến miếng xương cá dễ mềm và tan ra.
Chữa hóc xương bằng tỏi và đường
Nếu trong nhà không sẵn có cam, chanh hay vitamin C cũng đừng lo lắng! Tỏi và đường là 2 gia vị nhà nào cũng có có thể giúp chữa hóc xương cá cực nhanh.
Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm. Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.
Hoặc có thể cho chút đường vào ngậm trong miệng một lúc thì miếng xương cũng tự động trôi đi.
Với các phương pháp trên nên áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Lưu ý, nếu xương mắc vào cuốn họng quá to và sắc nhọn thì phụ huynh đừng nên tự xử lý mà hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, giảm thiếu tối đa tình trạng thủng mạch máu và thực quản trẻ.
Biện pháp phòng hóc xương cho trẻ
Cần bỏ hẳn thói quen chặt thịt lẫn xương để chế biến thức ăn. Thay vào đó, mẹ nên lọc thịt và xương riêng khi nấu ăn cho trẻ. Nhắc nhở trẻ không nên vừa ăn vừa nói chuyện, cười đùa trong lúc ăn. Nhai chậm, kỹ tránh ăn vội vàng để không làm nghẽn cuốn họng. Nếu ăn cá, mẹ nên gỡ xương cẩn thận hoặc nên xay nhuyễn cá để hạn chế tình trạng hóc xương ở trẻ nhỏ.