Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đều là những bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, do đó nhiều người không phân biệt được hai bệnh lý này bởi những triệu chứng giống nhau. Vậy COPD là bệnh gì? Hen phế quản và COPD có gì khác nhau?
Theo thống kê, tỷ lệ người bị hen suyễn ở Việt Nam là 5%, tỷ lệ này với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là 4,2%. Những nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này có thể gây nên những cách điều trị sai lầm, ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình điều trị.
Hen suyễn và COPD là gì?
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn còn gọi là hen phế quản là hiện tượng phế quản bị co thắt, bị viêm và hẹp đường dẫn khí. Hen suyễn có thể do yếu tố dị ứng với các tác nhân môi trường như khói bụi, ô nhiễm gây nên.
COPD là gì?
COPD với tên gọi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng đường thở bị tắc nghẽn, do đó khả năng hô hấp bị giảm, gây ra nhiều triệu chứng khó thở, ho kéo dài.
Hai bệnh lý này đều có những triệu chứng giống nhau như hiện tượng ho, khó thở, tức ngực, tiếng thở khò khè, nhịp tim đập nhanh.
Tham khảo bài viết: Bệnh hen suyễn có lây không?
Sự khác nhau giữa độ tuổi mắc hen suyễn và COPD
Độ tuổi bộc phát hai căn bệnh này là một trong những đặc điểm khác nhau. Đối với bệnh hen suyễn, người bệnh có thể là đối tượng trẻ nhỏ, các triệu chứng hen có thể xuất hiện trước khi bé lên 5 tuổi.
Tuy nhiên đối với COPD, đây là bệnh lý ở người trung niên. Đến khoảng năm 40 tuổi trở đi, người bệnh mới bộc phát những triệu chứng đầu của bệnh. Những triệu chứng của bệnh tiến triển âm thầm trong cơ thể người bệnh bởi các tác nhân gây bệnh như thuốc lá, các chất độc hại.
Nguyên nhân gây ra hen suyễn và viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Nguyên nhân gây ra hai bệnh lý này cũng khác nhau. Đối với hen suyễn, nguồn gốc của bệnh thường do yếu tố di truyền. Khi gia đình bạn có người bị bệnh hen suyễn, nguy cơ sinh ra con mắc hen suyễn cũng ở tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, một số bệnh lý về hô hấp hay dị ứng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng cũng có thể gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn.
Đối với COPD, nguyên nhân gây ra COPD khá rõ ràng, không từ yếu tố nội địa người bệnh, mà chính từ thói quen xấu hút thuốc lá. Theo thống kê, hút thuốc lá chiếm tới 85-90% tỷ lệ tử vong do viêm phổi tắc nghẽn mãn tính gây nên.
Một tình trạng hiếm gặp hơn đó là việc thiếu thành tố alpha-1 antitrypsin cũng gây bệnh COPD, tỷ lệ này chỉ chiếm 2%-3%.
Điều trị COPD và hen phế quản như thế nào?
Để điều trị và kiểm soát COPD, người bệnh có thể kết hợp các loại thuốc và cải thiện thói quen ăn uống, sinh hoạt. Các loại thuốc giãn được ưu tiên sử dụng để thông thoáng đường thở, hỗ trợ người bệnh thở dễ dàng hơn.
Người bị COPD nên cai thói quen xấu hút thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh. Thường xuyên đo chức năng hô hấp để xác định tình trạng bệnh và theo dõi, có biện pháp kiểm soát kịp thời tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.
Do các triệu chứng bệnh giống nhau, các biện pháp điều trị hen suyễn cũng tương tự như điều trị COPD. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn, thường là các loại thuốc chống viêm, giãn phế quản hoặc ngăn ngừa các cơn hen. Các loại thuốc có tác dụng ngắn hạn trong ngăn cản các cơn hen cấp tính và các thuốc có tác dụng dài trong việc kiểm soát, phòng ngừa cơn hen.
Để cải thiện tình trạng hen suyễn, người bệnh nên tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng, nhạy cảm với phế quản gây nên các cơn ho hen. Các thực phẩm nên tiêu thụ là rau xanh, hoa quả giàu vitamin C tăng hệ miễn dịch.
Các thói quen cho cả người bị COPD và hen suyễn nên cải thiện là vệ sinh môi trường sống, tránh các tác nhân ô nhiễm, không hút thuốc lá, sống trong môi trường trong lành, sạch sẽ,…
Tham khảo các thông tin sức khỏe tại website thaythuocnam.com.vn được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Dược PQA.
Thông tin tổng hợp Viet8.net