Gần đây lướt qua các trang mạng xã hội hoặc qua các cuộc trò chuyện bạn dễ dàng bắt gặp những từ như tụt mood, down mood, up mood … được sử dụng rất nhiều. Vậy mood là gì, tụt mood là gì, hãy cùng Viet8 tìm hiểu về hiện tượng trên và làm gì để hết tụt mood .
Mood là gì? Tâm trạng là gì?
Mood /mu:d/ Danh từ : Tâm trạng; tính khí, tâm tính, tính tình
Ví dụ: in a merry mood – tâm trạng vui vẻ
a man of moods – người có tính khí bất thường
Mood là danh từ có thể dùng để chỉ tâm trạng, tính khí. Mood gần giống feeling, Nhưng nếu feeling thường diễn ra ngắn, bất chợt . Thì Mood là trạng thái cảm xúc kéo dài nhưng không quá mãnh liệt và không rõ ràng.
Vậy Tâm trạng là gì , Tâm trạng là 1 trạng thái xuất hiện trong tâm hồn, ở 1 khoảng thời gian, địa điểm trong 1 hoàn cảnh nào đó của con người về sự việc xảy ra xung quanh.
Tụt mood là gì? Down mood là gì?
“Tụt mood” là từ mới sinh gần đây, chỉ hội chứng chán nản, chẳng tha thiết gì, chẳng còn chút năng lượng, sức lực hay cảm xúc. “Tụt mood” giống như từ mẹ tôi xưa hay nói “hết hơi”, tức xịt như trái banh lủng. Chẳng còn lăn lộn, đá đấm gì nữa.
Chắc hẳn chúng ta đã có ít nhất một lần rơi vào tình trạng “tôi không có tâm trạng để làm gì cả” điều ấy được hiểu là “down mood”.
Vậy vì sao các bạn trẻ thường bị tụt mood ?
Tự thấy mình kém cỏi
Có những bạn luôn cảm thấy bản thân kém cỏi hơn bạn bè người thân, làm gì cũng thấy thất bại. Các bạn bắt đầu thu mình lại với xung quang. Tự ti, mặc cảm khiến không ít bạn trẻ tụt mood và cảm thấy mình vô dụng.
Mặc cảm về gia cảnh đố kị với người khác
“Bạn sinh ra trong nghèo khó không là lỗi của bạn nhưng trong nghèo khó thì mới là lỗi của bạn.” Câu nói nổi tiếng của Bill Gates. Nhiều bạn trẻ mặc cảm về gia cảnh của mình, sợ người khác sẽ ta xa lánh khi biết xuất thân trong gia đình không khá giả. Từ đó sinh ra tính đố kị với người khác
Đố kị rất dễ dẫn đến những hệ quả như thờ ơ, phó mặc cho chuyện gì đến thì đến vì nghĩ rằng dù làm gì thì mình cũng không bằng ăi dần thì họ hết động lực để cố gắng.
Là người nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh
Nhạy cảm không phải là thói quen, nhiều người vừa sinh ra đã có sẵn rồi. Trong cuộc sống những điều không tốt thường ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của họ. Nếu không vững tâm lý họ rất dễ tự ái và rất dễ tụt mood .
Cuộc sống sẽ có ngày này ngày khác. Các bạn trẻ có thể vui vì hôm nay tụ họp đi chơi. Nhưng bỗng chốc buồn vì bị bỏ mặc một mình. Khi bạn cảm thấy mình không còn được quý trọng như trước nữa thì tụt mood ập đến chiếm lấy bạn
Đặt bản thân là trung tâm và stress
Tự tôn bản thân là yếu tố trong mỗi con người. Trong xã hội và tâp thể họ luôn muốn thể hiện mình là trung tâm, không gì là có thể thiếu họ. Vì thế mà họ thường dễ bị áp lực từ nhiều phía.
Học hành việc làm, tình yêu, gia đình làm cho bạn stress dẫn đế tụt mood. Nhưng tìm cách vượt qua stress là cách bạn trưởng thành hơn.
Thiếu tình cảm và mất định hướng
Nhiều bạn trẻ ngày nay phải sống tự lập, phải sớm sống xa gia đình . Hoặc ba mẹ quá bận bịu với công việc làm ăn không thể quan tâm chăm sóc các bạn. Nhiều bạn có thể dễ dàng vượt qua, nhưng không phải ai cũng dễ dàng như vậy.
Độ tuổi từ 18 đến 30 nhiều bạn trẻ ngày nay thường bị tụt mood vì không có định hướng. Nghiêm trọng hơn họ chán nản và đánh mất đi cái ý chí của bản thân.
Làm gì khi tụt mood để tránh bị vô cảm.
Giữ trạng thái lạc quan trong công việc .
Đa phần mọi người thường suy nghĩ đến điều tiêu cục nhất. Hãy tập suy nghĩ theo hướng tốt đẹp hơn thì những phương án giải quyết vấn đề sẽ đến với bạn.
Tự đánh giá xem điều gì làm thay đổi tâm trạng của bạn.
Hãy để ý xem tâm trạng của bạn thay đổi thế nào qua mỗi ngày. Cố gắng theo dõi tâ trạng qua những hoạt động hằng ngày như ăn, ngủ , làm việc, gặp bạn bè. Khi nào bạn vui nhất, chuyện gì dễ làm bạn khó chịu. Bằng cách tự đánh giá bạn sẽ tự tìm ra giải pháp tụt mood cho bạn.
Tạo dựng, xây đắp những mối quan hệ tốt đẹp.
Tâm trạng con người luôn thay đổi, những mối quan hệ tốt đẹp là cách mà bạn không bị bỏ rơi, không cảm thấy cô đơn khi gặp những khó khắn trong cuộc sống .
Khi bị tụt mood hãy tìm người nói chuyện. Chia sẽ luôn là cách để nhẹ lòng. Hãy nói ra những điều nặng nề trong lòng với bạn bè, người thân hoặc có điều kiện là một chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn giải toả tâm lý lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Tự xây dựng thói quen tốt cho bản thân và tinh thần.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, ăn uống lành mạnh và điều độ . Dành thời gian làm những thứ bạn yêu thích, đặt ra các mục tiêu theo từng cấp độ cho bản thân . Và tập tính hy sinh, chấp nhận những việc tồi tệ có thể xảy ra. Không nên việc suy đoán quá nhiều về những điều tiêu cực. Giúp đỡ những người xung quanh và chia sẻ với mọi người về khó khắn của bạn để loại bỏ tụt mood .
Ngày nay, thời đại kinh tế thị trường, quá nhiều áp lực đặt lên vai bạn cơm áo gạo tiền. Các bạn trẻ rất dễ bị stress căng thẳng mệt mỏi, chán nản và tụt mood. Nhưng quan trọng mỗi người phải tự biết rèn luyện và thay đổi bản thân để bắp nhịp với cuộc sống. Không để trạng thái tụt mood ngự trị trong bạn.
Xem thêm==>>Chill là gì, “Bài này chill phết ” của Đen Vâu mang ý nghĩa ra sao?